Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà không?

0

Cập nhật vào 20/12

Cây lộc vừng là loài cây có sắc đỏ rực rỡ, thường được trồng ở các khu phố, công viên để lấy bóng mát. Vậy cây lộc vừng có những lợi ích gì và có thích hợp để trồng được trước nhà hay không?

Đặc tính của cây lộc vừng

Cây lộc vừng là loại cây bóng mát có tên khoa học là Barringtonia acutangula (L.) Gaertn thuộc họ Lecythidaceae. Chính bởi là loại cây gỗ có thân và gốc đẹp, tán cây rộng, hoa có hương thơm, thuộc vào nhóm bốn loại cây quý “sanh, sung, tùng, lộc” mà được người chơi cây cảnh ca tụng.

Đây là loại cây sống lâu năm, tuổi thọ cao. Mọc hoang ở rừng thưa, nhiều ở thượng nguồn sông Hương, sông Cả, sông Mã và ven các bờ sông, vùng trung du. Ngày nay lộc vừng có mặt phổ biến khắp nhiều nơi trên thế giới.

Cây lộc vừng
Cây lộc vừng

Là cây thuộc họ cây gỗ xù xì, tán rộng, mát, có màu nâu cao trung bình từ 8 đến 12 mét, có nhiều cành. Lá hình xoan, thon hẹp ở gốc, tù hoặc hơi có mũi ở đầu, có răng cưa nhỏ ở hai bên mép lá, dài từ 9 đến 12 cm, rộng từ 4 đến 6m, màu hơi nhạt, có màu đỏ ở cuống lá.

Hoa mọc thành chùm bông, mảnh, màu đỏ, nhiều, có mùi hương, có chiều dài thường trên 40cm, thường nở vào khoảng 7. Quả có vào tháng 9, màu xanh, hình bầu dục. mọc đơn độc so le nhau, dài khoảng 3cm, dày 2cm, có đường gân 4 cạnh.

Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà hay không?

Các gia đình nên trồng cây lộc vừng trước nhà bởi cây không chỉ đẹp mà còn lại rất nhiều công dụng và ý nghĩa về mặt phong thủy.

Công dụng tạo bóng mát

Cây lộc vừng có nhiều công dụng đối với người phương đông. Đặc biệt hoa có kiểu dáng đẹp lạ, lá dày chen lấn mắt có thể làm cây bóng mát nên cây lộc vừng được trồng nhiều với mục đích làm cây cảnh cho gia đình cũng như những địa điểm khác để kiến tạo cảnh quan.

Tuổi cây Lộc vừng có thể lên tới hàng trăm năm, tán dày, rộng có tác dụng điều hòa không khí rất tốt. Nước ta mưa bão nhiều nắng hè rất gay gắt, một cây lộc vừng cổ thụ có thể chắn gió giúp làm sạch không khí mùa hè thổi gió mát vào nhà.

Cây lộc vừng có tác dụng tạo bóng mát
Cây lộc vừng có tác dụng tạo bóng mát

Dùng làm thức ăn

Có một số nước ở Đông Nam Á thì lá và đọt của loài cây này còn được dùng để ăn hay nấu canh chua.

Tác dụng chữa bệnh

Cây lộc vừng lá lớn còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh trong đông y. Dân gian hay dùng quả Lộc vừng giã nát dùng bào chế các loại thảo dược để chữa sởi trị bệnh. Quả Lộc vừng trị hen suyễn và ho, quả xanh để ép nước bôi vào vết chàm, ngâm rượu chữa nhức răng. Hạt Lộc vừng được giã nhuyễn trộn với dầu và bột để trị tiêu chảy, các bệnh mắt hay đau bụng. Vỏ Lộc vừng có chứa nhiều tanin như các loại trà để trị đau bụng, tiêu chảy từng cơn.

Trong tây y thì rễ và quả lộc vừng còn được sử dụng để chế xuất ra một số loại hóa chất có tác dụng chống viêm, kháng sinh…

Ý nghĩa phong thủy

Lộc vừng là sự lựa chọn được nhiều gia đình ưa chuộng bởi ý nghĩa phong thủy tốt.

Lộc có nghĩa là tài lộc, vừng có nghĩa là nhỏ bé nhưng số lượng rất nhiều, ghép lại lộc vừng mang ngụ ý cho sự hưng thịnh ổn định, lộc lá dồi dào.

Cây lộc vừng tương đối dễ trồng, có thể trồng từ nhánh của thân cây mẹ, tuổi đời của lộc vừng có thể lên đến hàng trăm năm tuổi. Lộc vừng càng già càng mang nhiều ý nghĩa tâm linh, bởi theo người phương Đông quan niệm, lộc vừng là nơi tích tụ khí nhiều nhất, càng sống lâu, thì lượng khí trong cây càng nhiều.

Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Diệp cây Lộc Vừng nên trồng trước nhà để tăng nguồn năng lượng dương, giảm năng lượng âm có thể ảnh hưởng tới ngôi nhà. Cửa chính là mặt tiền là nơi đón các loại khí quy tụ về có và vượng khí nên màu đỏ của cây Lộc Vừng có khí dương sẽ mang lại may mắn, hỷ sự và phước lành cho gia chủ.

Tham khảo thêm: Có nên trồng cây thiết mộc lan trong nhà không.

Cây lộc vừng hợp với người tuổi gì?

Cây lộc vừng có lá màu xanh, hoa màu đỏ tươi nên đặc biệt thích hợp với các gia chủ mang mệnh Mộc và Hỏa. Trồng cây lộc vừng trước nhà sẽ giúp người mệnh này gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, thuận lợi công việc. Người mệnh Mộc và Hỏa thuộc tuổi:

  • Nhâm Ngọ 1942 (mệnh Mộc)
  • Quý Mùi 1943 (mệnh Mộc)
  • Mậu Tý 1948, 2008 (mệnh Hỏa)
  • Kỷ Sửu 1949 (mệnh Hỏa)
  • Bính Thân 1956 (mệnh Hỏa)
  • Đinh Dậu 1957 (mệnh Hỏa)
  • Giáp Thìn 1964 (mệnh Hỏa)
  • Ất Tỵ 1965 (mệnh Hỏa)
  • Mậu Ngọ 1978 (mệnh Hỏa)
  • Canh Thân 1980 (mệnh Mộc)
  • Tân Dậu 1981 (mệnh Mộc)
  • Bính Dần 1986 (mệnh Hỏa)
  • Đinh Mão 1987 (mệnh Hỏa)
  • Giáp Tuất 1994 (mệnh Hỏa)

Các gia chủ tuổi khác vẫn có thể cân nhắc trồng loài cây này trong nhà bởi nó mang lại nhiều tài lộc, vượng khí và còn giúp trang trí nhà cửa thêm đẹp và độc đáo.

Hướng dẫn cách trồng cây lộc vừng trước nhà

Chuẩn bị

Giống như nhiều loại cây khác, lộc vừng được trồng bằng 2 cách: Trồng bằng hạt giống hoặc trồng bằng cành.

Do hoa lộc vừng khó đậu quả nên phương pháp chiết cành để nhân giống lộc vừng được được sử dụng hơn. Bên cạnh đó, chiết cành cũng rút ngắn thời gian chăm sóc và tỷ lệ cây sống sót cao hơn so với cách trồng bằng hạt.

Bạn chọn những gốc cây khỏe mạnh, cành lá phát triển tốt để lấy cành giống. Sau khi đã chọn được cành giống bạn nên ngâm cành trong nước có pha thuốc kích rễ để tăng tỷ lệ sống cho cây.

Đất trồng cây bạn chọn loại đất nhiều dinh dưỡng. Đất trồng tốt nhất là đất thịt màu trộn với một ít tro trấu, phân chuồng hoai mục.

Khi chọn chậu trồng thì nên chú ý là chọn chậu có lỗ thoát nước để tránh cây bị úng nước và thối rễ. Trước khi trồng phải làm sạch chậu để tránh vi khuẩn gây hại cho cây non.

Cây lộc vừng trồng trong chậu

Tiến hành trồng

Phương pháp chiết cành thường được thực hiện vào mùa hè, tháng 6 đến tháng 7 – thời tiết nắng nhưng chưa gay gắt phù hợp cho cây sinh trưởng.

Sau khi đã chuẩn bị xong bạn chỉ cần bỏ bầu cây vào chậu rồi ấn đất thật chặt để cây cố định. Sau đó nên xếp gạch và đá quanh bầu, tưới nước và chăm sóc cho đến khi rễ cây phát triển mạnh xuyên ra cả bên ngoài thì mới bỏ gạch đá ra và bịt lỗ thoát nước lại. Khi đó, bầu rễ sẽ ngâm trong nước thoải mái mà cây vẫn phát triển tốt và ra lộc, ra hoa đúng mùa. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng tưới vừa đủ nếu không bị úng cây sẽ chết. Điều này sẽ không tốt cho phong thủy nhà bạn.

Cách chăm sóc cây lộc vừng

Lộc vừng không tốn nhiều công chăm sóc mà vẫn phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, để “nhàn” về sau khi cây mới trồng bạn nên chăm sóc thật tốt.

Lộc vừng là cây ưa nắng. Bạn nên trồng cây ở nơi có không gian thoáng đãng, không bị cây to hoặc nhà cao tầng che chắn. Điều kiện không gian tốt cây sẽ ra lá xum xuê và hoa đẹp tự nhiên mà không cần đến thuốc kích thích hay phân bón nhiều. Nếu trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng cây sẽ còi cọc, chậm lớn, ít ra hoa.

Trường hợp lộc vừng trồng trong chậu làm cảnh bạn nên phơi nắng cho cây thường xuyên. Trước khi vào mùa hoa bạn nên phun thuốc kích thích hoa nở để hoa ra đẹp và duy trì lâu.

Lộc vừng bị ngập nước sẽ úng rễ do vậy bạn tưới nước vừa đủ cho cây và thoát nước ngay khi gốc bị đọng nhiều nước.

Với cây mới trồng mỗi ngày bạn nên tươi 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn. Trời nắng gắt thì tăng lượng nước tưới, trời mưa thì ngưng tưới. Khi cây đã trưởng thành bạn có thể giảm số lần tưới còn mỗi ngày một lần.

Lộc vừng là loài cây cổ thụ thích hợp với những gia đình có sân vườn to, rộng. Tuy nhiên, vì là loài cây phong thủy nên các căn hộ nhỏ hơn như chung cư vẫn có thể tìm cách trồng loài cây này. Đối với những căn hộ chung cư, bạn nên trồng cây lộc vừng trong chậu và đặt ở ban công. Bạn có thể lựa chọn các chậu cây bonsai hoặc tự cắt tỉa bonsai.

Lộc vừng bonsai
Lộc vừng bonsai

Lộc vừng sẽ thích hợp hơn với những căn hộ có diện tích từ 75m2 trở lên vì đây là loài cây cảnh lớn. Nội thất trong nhà cũng nên được bố trí và sắp xếp cho phù hợp với chậu cây này.

Các gia chủ có thể tham khảo các hướng dẫn thiết kế căn hộ chung cư 75m2 đẹp, tiện nghi và gọn gàng để việc bài trí cây cảnh hợp phong thủy hơn và không gây rối mắt, chật chội không gian.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.